(¯`'•.¸†♥ HUMI EDUCATION ♥†¸.•'´¯)
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn chia sẻ kiến thức và tài liệu lớn nhất Việt Nam.
Hãy nhấn Register để đăng ký trở thành thành viên của diễn đàn.
(¯`'•.¸†♥ HUMI EDUCATION ♥†¸.•'´¯)
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn chia sẻ kiến thức và tài liệu lớn nhất Việt Nam.
Hãy nhấn Register để đăng ký trở thành thành viên của diễn đàn.

Câu Chuyện Cảm Động Về Một Tấm Gương Vượt Khó

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Câu Chuyện Cảm Động Về Một Tấm Gương Vượt Khó Empty Câu Chuyện Cảm Động Về Một Tấm Gương Vượt Khó

Bài gửi by Admin Wed Apr 18, 2012 3:33 pm



Gập ghềnh con đường đến trường:"Quỳ lạy mẹ cho con đi học"
Khâu nón, nhặt rác, rửa bát, cày ruộng thuê, mò cua bắt ốc... là những công việc Nhung làm từ năm 14 tuổi để con đường đến trường được nối dài trong bao nỗi nhọc nhằn, cay đắng.
LTS: Chỉ còn ít ngày nữa là bắt đầu một năm học mới. Và lúc này, hầu hết các gia đình Việt Nam đang chuẩn bị cho con em họ đến trường. Đất nước mỗi ngày một phát triển, đường đến trường cho những chủ nhân tương lai của đất nước mỗi ngày một mở rộng và một tương lai tươi sáng đang chào đón các em.

Nhưng ở đâu đấy, con đường đến trường đối với các em không trở thành con đường của niềm vui và ước mơ mà lại trở thành con đường của buồn tủi và đôi lúc của sự tuyệt vọng.

Có những em đang ngày ngày đi đóng gạch để nuôi thân và trợ giúp gia đình. Có những em phải làm thuê kiếm từng đồng để nuôi mẹ mù lòa. Có những em phải giã biệt trường học làm phu hồ để sống qua ngày. Có những em ngày ngày phải đi qua đói khát triền miên….Với những em bé đó, cổng trường – cánh cổng dẫn các em vào tương lai của đời mình – đang từ từ đóng lại trong khi cánh cổng đó đang mở ra cho hàng triệu em bé khác cùng lứa tuổi.

Nước mắt cò con "cõng" cò mẹ

"Đã năm năm trôi qua rồi. Nhìn lại quãng thời gian đó, mình chỉ có thể diễn tả bằng hai từ "khủng khiếp". Biến cố đó đột ngột ập đến và đã làm cuộc sống thay đổi tất cả...".

Đó là những dòng nhật ký đầu tiên mà Nguyễn Thị Nhung - sinh viên K49 - lớp Tiếng Anh Thương mại - ĐH Kinh tế Quốc dân viết trong những đêm trắng hồi tháng 2/2008, khi mẹ em trải qua kỳ phẫu thuật tim...

Trong trang nhật ký đã nhòe nước, Nhung viết: "Mình nhớ như in cái ngày mình đi nhặt rác, mình đã nhịn đói mà tối về mệt quá, thiếp đi đến nỗi "tè" cả ra quần mà không biết. Mình còn bị họ lừa, lúc đầu họ hứa trả 15.000 đồng/ngày nhưng cuối cùng họ chỉ trả 5000 đồng/ngày. Mình lấy 2000 mua nước canh lòng thừa ở đầu làng và 3.000 gạo chia làm hai bữa ăn cùng mẹ và em gái.

Những ngày đi khâu nón thuê phải ngồi cả ngày cả đêm những tưởng như lưng gẫy ra thì được trả công khâu là 4000 đồng/cái. Thế rồi, mình cũng thi đỗ vào lớp chọn trường cấp 3 Thanh Oai. Ba năm cấp ba trôi qua cho đến lúc thi đại học, mình đi rửa bát thuê để lấy tiền ôn thi. Mình bị họ khinh rẻ, quát nạt, đối xử tệ bạc, và hôm nào trên đường về mình cũng khóc vì tủi thân...".
735 ngày qua, bất kể mùa đông hay mùa hè, trời nắng rát hay mưa rào, Nguyễn Thị Nhung thức dậy từ lúc trời còn chưa sáng, và bắt đầu đạp xe từ thôn Ải, xã Thanh Cao, Thanh Oai, Hà Nội đến giảng đường đại học trên một chặng đường dài 30km, với những bụi, khói, ô voi, ổ gà.

Nguyễn Thị Phương, bạn thân trong lớp ĐH với Nhung kể, hồi mẹ Nhung mổ thận ở bệnh viện Việt Đức, gần 1 tháng,em đi bộ từ Bệnh viện Việt Đức sang trường. Như vậy, Nhung sẽ không phải trả tiền trông xe đạp 1 ngày, 1 đêm bằng một bữa ăn, và tiết kiệm được một bữa ăn giá 5.000 đồng trong bệnh viện.

Trong vòng một năm, từ tháng 2/2008 đến tháng 2/2009, mẹ bốn lần mổ tim, mổ sỏi mật, mổ u xơ tử cung, mổ thận, một mình Nhung bươn bả lo giấy tờ nhập viện, triền miên trắng đêm bên giường bệnh, để sáng mai lại nhoài người đến phòng thi.

Trong căn nhà nhằng nhịt mạng nhện, những mảng vôi lả tả rơi xuống nền nhà ẩm ướt. Bà Nguyễn Thị Hải - mẹ của Nhung - nhớ lại: "Lúc tôi bị mù thì cháu đang học lớp 8, vừa đạt giải nhất môn tiếng Anh toàn huyện Thanh Oai và đang chuẩn bị kỳ thi HSG cấp tỉnh. Cháu phải nghỉ học đi trông mẹ hơn một tháng ở Bệnh viện Mắt TƯ. Không còn một xu dính túi, tôi phải gửi cháu út vào chùa Siêu Quần nhờ sư thầy nuôi hộ, còn các bác, các cậu thì khuyên Nhung nghỉ học đi làm nuôi mẹ".

"Nhưng cháu quỳ xuống van lạy tôi là cứ cho cháu đi học, rồi "con sẽ đi làm để lấy tiền nuôi mẹ" - Bà Huệ vừa nói, khuôn mặt lã chã những hàng nước.

Những giọt nước mắt chỉ có thể vơi đi nhưng không thể làm cạn những cay đắng, mặn mòi vì sự khắc nghiệt của số mệnh. Có một nỗi đau còn lớn hơn, âm ỉ và dữ dội hơn đã được chôn sâu trong cõi lòng của Nhung bao năm tháng qua.

Nỗi đau của một bi kịch gia đình
Những dòng nhật ký của Nhung viết tiếp: "Vào một buổi sáng mùa đông lạnh tháng 12/2003, khi mình đang nằm trong chăn thì có tiếng gọi cửa thất thanh của chú chồng dì: "Nhung ơi, mẹ mày bị bố mày hắt a-xít vào mặt rồi!".

Mình không thể nào khóc nổi, người lạnh đi không biết đến một cảm giác nào nữa. Khi mình chạy ra giữa bãi chợ, chỗ mà mẹ vẫn hay bán hàng thường ngày, thì dân làng đã đưa mẹ ra cấp cứu ở bệnh viện huyện. Mình phải bỏ ôn thi HSG tỉnh môn tiếng Anh để chăm mẹ ở viện mắt TƯ".

Cách đó gần 7 năm, vào những ngày giáp Tết âm lịch. Con đường Bà Triệu tấp nập những dòng người qua lại, niềm háo hức, sướng vui đọng trong từng khóe mắt, nụ cười.

Một cô bé 14 tuổi ngồi trên hè đường ngắm dòng người qua lại, vừa khóc, vừa ao ước: "Năm nay là năm đầu tiên mà mình náo nức mong từng ngày Tết đến như vậy. Sau khi ly thân, mẹ đã mua một mảnh đất và làm nhà riêng.

Đêm trước ngày mẹ bị tạt axit, mình còn thủ thỉ với mẹ: "Đây là Tết đầu tiên con cảm thấy vui vì ba mẹ con mình được sống yên ổn với nhau. Từ hồi con biết đón Tết đến giờ thì Tết năm nào cũng là địa ngục. Năm thì bố ném bánh chưng xuống ao, hất mâm ngũ quả xuống đất, rồi cầm dao rượt đuổi đánh mẹ khắp xóm".

"Mình tưởng tượng rằng nếu như bây giờ mẹ tinh mắt thì mẹ con mình sẽ hạnh phúc biết bao trong cái Tết đầu tiên ở nhà mới". Nhung viết. "Thế nhưng, lần cuối cùng hành hung mẹ, ông ta đã làm mẹ mù cả hai mắt".

Người cha bị công an truy nã đã bỏ đi biệt tích từ hồi đó. Đã bao lần Nhung cố gạt đi những ký ức đớn đau nhưng biến cố lớn lao đó đã ám ảnh quá sâu trong tâm trí người con gái bé nhỏ, vì nó đã thay cuộc đời của ba mẹ con cô bằng những trang đầy nước mắt và tủi hờn. Với Nhung, "người hưởng hậu quả khủng khiếp ấy không ai khác chính là những đứa con của ’ông ấy’".

Những khoảng tối không lời

Đôi mắt của bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ Nhung, giờ đã chìm hẳn vào bóng tối. Thi thoảng, vào những lúc khỏe mạnh, bàn tay khẳng khiu của người mẹ lại rờ rẫm nắn bóp đôi bàn chân đã chai lại vì đạp xe của đứa con gái bé nhỏ.

"Mẹ nợ con nhiều quá" - Những giọt nước mặn mòi tuôn ra từ hốc mắt đã lên sẹo lồi lõm: "Nhiều lúc mẹ muốn chết đi để con bớt đi một gánh nặng...".

Trong bóng đêm của sự đớn đau đến bất lực, bà Huệ cảm nhận những nỗi buồn của Nhung qua sự thay đổi của sắc giọng, dù chưa một lần bà nghe Nhung kêu than về những bất hạnh đang phải gánh chịu. Bà biết, với số tiền 15.000 đồng kiếm được mỗi ngày từ khâu nón và lọc rác thuê, Nhung chỉ dám ăn một cái bánh mỳ 3000 đồng vào bữa trưa, tiền còn lại dành để mua thuốc và thức ăn cho mẹ.
Nghĩ đến cô học trò nhỏ của mình, cô Trần Thị Thu Giang - Trưởng khoa Ngoại ngữ Kinh tế - ĐH Kinh tế Quốc dân không giấu nổi nỗi xúc động. Tháng 2/2008, khi có một sinh viên nhờ cô đứng ra huy động các thành viên trong khoa NNKT đóng góp một khoản tiền giúp mẹ Nhung mổ tim, thì cô mới biết gia cảnh của học trò mình.

Trước đó, cô đã nhiều lần ký cho Nhung giấy xác nhận sinh viên để em đi vay tiền ngân hàng chính sách. Lần nào cô cũng thấy trên gương mặt thông minh của em ngời sáng những nụ cười lạc quan.
Nhóm bạn chơi thân trong lớp K49B kể rằng không bao giờ thấy Nhung oán than dù một câu về hoàn cảnh của mình. Thậm chí, em còn có một kho chuyện tiếu lâm kể cho các bạn mỗi lúc rảnh rỗi. Đó chính là những câu chuyện em kể cho mẹ nghe để quên đi những vết thương đau đớn trên bàn mổ.

Giờ đây, số tiền nợ ngân hàng Chính sách Xã hội để đóng học phí cho ba học kỳ đã lên tới 11 triệu. Nhung đang chờ đợt vay nợ mới để trả nửa học kỳ thứ 4 và kỳ học quân sự mùa hè. Sang năm học thứ ba, số tín chỉ tăng, học phí cũng rậm rịch trăng theo, tiền quỹ lớp, tiền photo tài liệu, tiền mua băng, mua sách... ám ảnh vào cả giấc ngủ.
"Có những môn thầy cô giao làm bài tập, rồi thảo luận qua mạng internet, rồi làm thuyết trình, học nghe, học nói trên máy tính... thì mình chịu chết, vì không có mạng, không có máy tính. Nhìn bạn bè có điều kiện học tập tốt, không phải lo lắng đến cơm, áo, gạo, tiền, mình thấy vừa tự ti, vừa thèm khát vô cùng..."
Nhưng, cái ao ước lớn nhất, đeo bám và thiêu đốt tâm can của cô sinh viên vừa chớm tuổi 21, chỉ là: "Mẹ không phải vào viện thêm một lần nữa".
Với 15.000 đồng từ tiền khâu nón kiếm được hàng ngày, Nhung chỉ đủ mua rau và gạo duy trì hai bữa ăn. Điều đó cũng đồng nghĩa là nếu mẹ nhập viện thêm lần nữa, Nhung sẽ phải bỏ lại phía sau giấc mơ giảng đường mà em vẫn theo đuổi trên chặng đường 30 km đạp xe đến trường mỗi ngày...



Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 68
Join date : 29/11/2011
Age : 33
Đến từ : Hưng Yên

https://vuvietminh.blogspot.com/

Về Đầu Trang Go down

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết